Xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm như thế nào

Xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm như thế nào ? Tìm hiểu phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

 

Xin chào các bạn kỹ sư, quản lý xây dựng, thiết kế xây dựng. Trong quá trình xây dựng công trình chúng ta không ít lần gặp nền đất yếu. Vậy làm thế nào để xử lý nền đất cho phù hợp. Để tăng sức chịu tải của nền đất, giảm độ lún? Nhằm đảm bảo điều kiện khai thác xây dựng cho công trình.

Hiện nay có rất nhiều biện pháp xử lý nền đất yếu. Tuy nhiên bài viết này chúng tôi chỉ giới thiệu đến bạn đọc phương pháp thông dụng nhất đó chính là biện pháp bấc thấm. Hãy cùng tìm hiểu biện pháp này như thế nào nhé!

Phương án xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

Đất yếu là gì?

Đất yếu là loại đất là không thể chịu đựng được tải trọng công trình xây dựng phía trên. Thường có sức chịu tải nhỏ hơn 0,5 – 1,0 kg/cm2. Đất yếu là loại đất dễ bị phá hoại hoặc biến dạng.

Các dạng đất yếu thường gặp trong thực tế:

+ Đất sét mềm: gồm các loại đất sét hoặc đá sét tương đối chặt ở trạng thái bão hòa nước, cường độ thấp.

+ Bùn: Các loại đất tạo thành trong môi trường nước, thành phần hạt rất mịn, ở trạng thái luôn no nước, hệ số rỗng rất lớn, rất yếu về mặt chịu lực.

+ Than bùn: là loại đất yếu có nguồn gốc hữu cơ, được hình thành do quá trình phân hủy các chất hữu cơ có ở các đầm lầy.

+ Cát chảy: Gồm các loại cát mịn, kết cấu hạt rời rạc, có thể bị nén chặt hoặc pha loãng đáng kể. Loại đất này khi chịu tải trọng động thì chuyển sang trạng thái chảy gọi là cát chảy.

+ Đất bazan: Đây cũng là đất yếu với đặc điểm độ rỗng lớn, dung trọng khô bé, khả năng thấm nước cao, dễ bị lún sập.

+ Đất hoàng thổ và các dạng đất hoàng thổ có độ rỗng lớn, khi ở trạng thái khô có khả năng lực lớn nhưng khi ngậm nước gây biến dạng lớn.

xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm là gì

Khái niệm bấc thấm

Bấc thấm là một loại vật liệu dùng dùng để gia cố nền đất yếu cho một số loại công trình xây dựng.

Phân loại bấc thấm

+ Bấc thấm đứng CD  

+ Bấc thấm ngang SD  

Tác dụng của phương pháp này là gì ? 

Các tác dụng của phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm như sau:

– Gia cố nền đất yếu 

– Ổn định nền 

– Xử lý môi trường 

Bấc thấm quan trọng như thế nào ?

– Khả năng chống chịu được với vi khuẩn bacteria và một số loại vi khuẩn hữu cơ khác.

– Không bị ăn mòn hay biến chất bởi các loại axit, kiềm hay các loại hóa chất hòa tan có trong đất.

– Khả năng chống mài mòn cực tốt.

Trên đây là một số kiến thức về bấc thấm cũng như Biện pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm hiệu quả. Biện pháp khắc phục nền đất yếu thôn dụng nhất hiện nay.

Related Articles

Back to top button