Quy định chiều cao xây dựng nhà ở hà nội

Quy định chiều cao xây dựng nhà ở hà nội 

Dự thảo quy định về nhà mặt phố ở Hà Nội: Không quá 6 tầng

>> Đất 30m2 trở lên mới được cấp “sổ đỏ”! >> Đường dưới 6 m, được xây tối đa ba tầng Theo đó, các nhà mặt phố muốn xây dựng phải tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt về số tầng, màu sắc sơn tường v.v. Thậm chí, việc dùng gạch lát nền

Sáng 3/6, dự thảo về quản lý kiến trúc công trình xây dựng hai bên tuyến đường trên địa bàn Hà Nội được Sở Quy hoạch Kiến trúc TP đưa ra, với nhiều nội dung đáng chú ý.

Diện tích 40m2 chỉ được xây 5 tầng

Theo dự thảo quy định này, công trình xây dựng nhà trên những lô đất nằm ở mặt đường cao tốc đô thị, trục chính đô thị, đường đô thị, đường liên khu vực nếu chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, chỉ được xây dựng công trình (nhà) 5 tầng với tổng chiều cao là 20m. Nếu chỉ giới xây dựng cách chỉ giới đường đỏ tối thiểu 3m thì được xây lên 6 tầng với tổng chiều cao của nhà là 24m.

Về quy mô nhà mặt đường được phép xây dựng, dự thảo chia ra làm 4 loại diện tích đất:

– Đất có diện tích từ 15m2 đến nhỏ hơn 30m2 có chiều rộng mặt tiền từ 3m trở lên và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên thì được xây cao nhất là 4 tầng + 1 tum, tổng chiều cao nhà chỉ được xây đến 12m.

– Những mảnh đất có diện tích 30m2 đến nhỏ hơn 40m2 có chiều rộng mặt tiền từ 3m trở lên và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 5m trở lên thì được phép xây dựng không quá 4 tầng + 1 tum, nhưng tổng chiều cao của nhà chỉ được 16m.

– Đất từ 40m2 đến 50m2 có chiều rộng mặt tiền lớn hơn 3m đến dưới 8m và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 5m trở lên thì được cấp phép xây nhà 5 tầng + 1 tum hoặc có mái chống nóng, tổng chiều cao công trình là 20m.

– Riêng với những phần diện tích đất lớn hơn 50m2 và có chiều rộng mặt tiền lô đất lớn hơn 8m, có chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5m hoặc công trình xây dựng hai bên tuyến đường trong khu vực quy hoạch hạn chế phát triển (tính từ đường vành đai 2 trở vào trung tâm TP) thì chỉ được xây nhà 6 tầng, tổng chiều cao công trình là 24m

Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Nguyễn Văn Hải cho biết: “Các quy định trên chỉ áp dụng với các công trình nhà ở liên kế (nhà ở riêng, gồm các căn hộ được xây dựng liền nhau, thông nhiều tầng được xây dựng sát nhau thành dãy trong những lô đất nằm liền nhau và có chiều rộng nhỏ hơn nhiều lần so với chiều sâu của nhà) đủ điều kiện xây dựng, cải tạo, chỉnh trang. Các công trình khác như các công trình Bộ Quốc phòng, Sở GTVT, Điện lực… thực hiện theo các dự án riêng theo đúng Quy chuẩn Xây dựng.

Nhà hướng Đông, Tây không được sử dụng mành che nắng

Chi tiết kiến trúc được quy định khá rõ trong dự thảo, theo đó các loại công trình kiến trúc cố định che nắng đối với nhà (mặt chính) hướng Đông và Tây không được sử dụng mái vẩy, mái tạm. Vật liệu che chắn tạm như tôn, tấm nhựa lợp, mành che chắn nắng… cũng không được sử dụng. Chiều cao tối đa mái chống nóng của những ngôi nhà này cũng không được vượt quá chiều cao tường chắn mái công trình.

Đặc biệt, những công trình xây dựng nằm hai bên tuyến đường không được sử dụng các loại gạch chuyên dùng lát nền hoặc ốp khu vệ sinh để trang trí mặt tiền công trình (hướng ra tuyến đường). Tuyệt đối không lắp dựng, lợp các vật liệu tạm trên mái. Các công trình nhà hai bên các tuyến đường, tường hồi công trình cao tầng hoặc công trình quan sát thấy từ tuyến đường, phải sơn quét vôi. Kể cả những công trình xung quanh ngôi nhà mà có thể quan sát thấy từ nút giao giữa các tuyến đường, kể cả giao cắt với ngõ cũng phải sơn quét vôi.

Quy định chiều cao xây dựng nhà ở hà nội 

Nhà ở riêng tại các khu vực quảng trường, không gian trống, di tích lịch sử, thì phải có hình khối, khoảng lùi, mầu sắc hài hoà, không lấn át công trình chủ thể. Các công trình di tích, công trình cổ, cũ có giá trị kiến trúc được xây dựng từ thời Pháp thuộc trở về trước thì phải sử dụng mầu sắc nguyên gốc công trình.

PGĐ Sở Quy hoạch Kiến trúc Nguyễn Văn Hải cho biết, quan điểm của Sở đối với những dãy nhà liên kế khoảng 20-30m có cùng khoảng lùi, thì mặt đứng công trình về phía tuyến đường nên nghiên cứu có chung hình thức kiến trúc và màu sơn phủ bề mặt.

“Như vậy sẽ đảm bảo được mỹ quan đô thị cho thành phố, tránh được tình trạng nhôm nham mỗi nhà một màu gây phản cảm”, ông Hải nhấn mạnh.

Related Articles

Back to top button